Tưởng Nã đến, Diêu Ngạn viện cớ ra ngoài, theo anh đến công
ty vận chuyển hàng hóa ở thị trấn Lý Sơn. Cô vội vàng hỏi anh: “Anh điều tra ra
rồi, đúng chứ?”.
Tưởng Nã nhấn cô ngồi xuống ghế sofa, đưa laptop cho cô, anh cười cười nói:
“Làm gì nhanh vậy được. Hôm nay em ngủ ờ đây, lên mạng, xem ti-vi, thư giãn
tinh thần”.
Diêu Ngạn mắng anh: “Lừa gạt.” Đúng lúc đi động của cô bất ngờ có tin nhắn mới,
cô lườm Tưởng Nã, lấy điện thoại ra, đọc tin nhắn đến từ một dãy số xa lạ. Nội
dung vô cùng đơn giản: Lấy giúp sổ tiết kiệm, không có xưng hô, không có tên
nhưng cô lại run bắn mình.
Chương
12
Tưởng Nã hỏi cô bằng giọng hiếu kỳ: “Em sao thế?”.
Diêu Ngạn cất điện thoại, cô thản nhiên nói: “Không có gì. Anh không điều tra
ra, tôi đi về”. Thấy Tưởng Nã không vui, cô lại nói: Tôi phải chăm sóc mẹ và
chị, không thể ngủ ở đây”.
Tưởng Nã không muốn để cô đi: “Ghế sofa làm sao ngủ được? Em muốn đi bệnh viện
nữa hả? Hôm nay ngủ ở đây, sáng mai anh đưa em về, em dưỡng sức trước đi”.
Hai đêm nay, quả thực Diêu Ngạn ngủ không ngon, trong lòng cô ngổn ngang tâm
sự, ghế sofa lại nhỏ hẹp, không thể cựa quậy, cô cứ không ngừng mơ linh tinh,
lòng bồn chồn không yên. Cô không thay đổi được chủ định của Tưởng Nã, cổ họng
cô nói vài câu lại đau buốt cô ho khù khụ, mặt đỏ bừng. Tưởng Nã vội rót nước
cho cô, anh càng không muốn để cô đi.
Diêu Ngạn đành gọi về nhà, nói dối là ở nhà đồng nghiệp. Cô họ nói: “Liệu có
làm phiền người ta không con? Có tiện không?”.
“Dạ, tiện.” Diêu Ngạn uống một ngụm nước: “Chồng chị ấy đi công tác. Chị ấy ở
nhà một mình, nên bảo con ở lại với chị ấy tối nay”.
Cô họ yên tâm: “Vậy cũng hay. Buổi tối để con ngủ ngoài ghế sofa, cô thấy
thương con lắm. Con nghỉ ngơi cho khỏe, mẹ và chị con để cô lo, con đừng bận
tậm”.
Diêu Ngạn nói một lúc rồi gác máy. Tưởng Nã cười cô: “Nói dối không chớp mắt,
em diễn hay thật!”.
Diêu Ngạn cau mày, bàn về diễn xuất, cô làm sao sánh bằng Tưởng Nã. Có điều cô
không muốn nói ra câu này.
Tưởng Nã bảo cô nghỉ ngơi rồi đi xuống dưới.
Diêu Ngạn nhìn cửa phòng chằm chằm, cô rút di động ra, lặng lẽ học thuộc số
điện thoại, sau đó cô xóa tin nhắn. Cô lo lắng đứng dậy, đi lòng vòng trong
phòng. Diêu Ngạn không kìm được, gọi điện đến số đó nhưng di động mới đổ chuông
được hai tiếng, bên kia đã tắt máy không nghe. Cô bần thần nghe tiếng tút tút,
tim cô đập thình thịch.
Ngồi cả buổi cũng không thấy Tưởng Nã đi lên, cô bèn đi xuống tìm anh. Cô đi
đến đầu cầu thang nghe thấy từ trong bếp vọng ra tiếng choang choang, ánh lửa
bùng lên phản chiếu trên cửa, cô hoảng hốt chạy vội xuống gọi: “Tưởng Nã!”.
Tưởng Nã đang cầm muôi múc canh va trúng người Diêu Ngạn, người cô lảo đảo, anh
liền vội vàng đỡ cô: “Em chạy lung tung làm gì?”.
Nhìn phòng bếp ngùn ngụt khói, cô thở phào: “Anh nấu gì mà lửa lớn vậy?”.
Tưởng Nã vừa nói vừa cười: “Nấu canh cá cho em!”.
Diêu Ngạn khịt khịt mũi: “Khét rồi kìa”.
Tưởng Nã buồn phiền chạy lại bếp, anh vừa mở nắp nồi vừa nói: “Anh canh lửa
không đúng làm cháy cả bên trong luôn rồi!”.
Diêu Ngạn mỉm cười mở tủ lạnh, cô lấy cá trắm đen bảo quản trong ngăn đá ra xả
nước, cắt gừng, tỏi, hành lá trộn với rượu gia vị, bỏ vào nồi hấp. Cô làm liền
một mạch rồi thuận miệng hỏi: “Tại sao Hiểu Lâm không có ở đây? Không phải Hiểu
Lâm nấu ăn hay sao?”.
Tưởng Nã khoanh tay đứng bên cạnh nhìn theo từng động tác thành thạo của Diêu
Ngạn. Nghe cô hỏi, anh nhướng cao mày tiến lại ôm cô, gác cằm lên đầu cô, anh
nửa như cười lại nửa như không nói: “Hiểu Lâm nằm viện”.
Diêu Ngạn giật mình, cô xoay người nhìn Tưởng Nã. Tưởng Nã vuốt tóc cô: “Mất
nết, bị Tiểu Lưu đánh cho một trận, cô ta đang nằm viện. Tiểu Lưu gọi người nhà
cô ta tới dàn xếp từ từ.” Anh nhếch mép nói: “Anh mà là Tiểu Lưu, anh không bao
giờ trút giận lên người phụ nữ của mình. Anh sẽ giết chết thằng đàn ông kia,
người phụ nữ đó vẫn là của anh, có chết cũng đừng hòng trốn thoát!”.
Diêu Ngạn há to miệng đờ đẫn, cô khàn giọng nói: “Dù thế nào cũng không nên
thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Nói gì đi nữa cô ta cũng chỉ là phụ nữ”.
Tưởng Nã hôn cô, anh nhìn cô chăm chú và nói: “Ngoan ngoãn không phải là được
ư? Chỉ cần em ngoan, anh sẽ đối xử tốt với em cả đời”.
Diêu Ngạn im lặng cụp mi, cô xoay lưng tiếp tục làm thức ăn. Tưởng Nã đứng bên
phụ giúp cô một tay, anh vụng về đưa dầu, muối, tương, giấm cho Diêu Ngạn. Diêu
Ngạn bỗng sặc khói bếp che miệng ho khù khụ, anh lập tức đuổi cô ra ngoài. Một
lúc sau, anh lần lượt bê ba món một canh đi ra.
Từ trước đến nay, công ty vận chuyển hàng hóa đã quen gọi thức ăn bên ngoài,
hiếm khi xuống bếp nấu nướng. Tưởng Nã có lòng đến tiệm bên cạnh mua những món
này, anh chỉ mong Diêu Ngạn ăn ngon miệng.
Diêu Ngạn đã ăn cơm tối, cô gắp được vài miếng thì no căng bụng, cô hiếu kỳ hỏi
anh: “Trong công ty của anh nuôi chó? Sao tôi chưa gặp bao giờ?”.
Tưởng Nã cười cười, anh hỏi vặn lại cô: “Em thích chó à? Nếu em thích, ngày mai
anh mang một con tới cho em”.
Diêu Ngạn lắc đầu, cô hỏi lần nữa: “Con chó ngày hôm đó ở đâu ra?”
Tưởng Nã cất giọng bình thản: “Chó nghiệp vụ giải ngũ anh lấy ở Sĩ Lâm. Anh cho
nó ngửi mùi của em, tìm suốt mấy giờ, liền mới tìm được nhà của cô họ em”.
Diêu Ngạn không thể tin nổi: “Anh… anh dùng chó nghiệp vụ tìm tôi?” Cô vừa ngỡ
ngàng, lại vừa cảm động đến khó tả. Cô không tài nào tường tượng được Tưởng Nã
lại dốc hết sức tìm cô.
Tưởng Nã đặt đũa xuống, vẻ mặt của anh hết sức nghiêm túc: “Diêu Diêu, sau này
dù xảy ra chuyện gì, em cũng không được tắt máy, không được để anh tìm không
ra. Em không phải trẻ con, không thể giở tính ấu trĩ. Lần này là lỗi của anh,
anh không đến vào thời điểm quan trọng, không giúp được gì cho em, để em chịu
ấm ức. Nhưng em không được như thế nữa, lần sau em còn làm vậy, anh sẽ để em
“lĩnh hội” tính tình của anh!”.
Diêu Ngạn xới cơm, cúi đầu lầm bầm, chớp mắt để không khóc.
Ăn xong, Diêu Ngạn đi tắm rửa, rồi nằm trên giường ôm chăn ho liên tục. Tưởng
Nã chuẩn bị sẵn một đống thuốc trị ho, anh kêu Diêu Ngạn chọn một loại, Diêu
Ngạn tiện tay vơ lấy, anh nổi nóng: “Thuốc chuột em cũng uống à?”.
Tưởng Nã đọc hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc, so sánh tỷ lệ tác dụng phụ,
anh chọn sirô trị ho, đút cho Diêu Ngạn uống một thìa xong, anh để sẵn một bình
nước nóng trên tủ đầu giường. Xong xuôi hết, anh mới xốc chăn chui vào trong.
Diêu Ngạn dịch người: “Anh ngủ sớm vậy?”.
Tưởng Nã kéo cô vào lòng: “Hai ngày nay, anh không ngủ, hiếm lắm mới có thời
gian để ngủ”.
Diêu Ngạn cọ quậy nhưng anh không thả tay, cô cũng đành thôi. Một lúc sau, trán
cô túa đầy mồ hôi, cô khó chịu kêu lên: “Nóng chết mất!”.
Tưởng Nã “ờ” một tiếng, anh thoáng vén chăn lên chút xíu, tay chân vẫn siết lấy
Diêu Ngạn, anh nói khẽ: “Muốn uống nước thì nói với anh, ngoan ngoãn ngủ đi”.
Anh phủ kín chăn, ôm chặt Diêu Ngạn, cô có đẩy cũng đẩy không ra.
Lúc này, Thẩm Quan vừa về công ty nước giải khát. Anh ta đi vào phòng làm việc
cởi áo khoác, chủ nhiệm Ngô cầm báo cáo đến. Ông ta báo lại các số liệu gần
đây, hỏi Thẩm Quan việc chọn người ở hội chợ. Thẩm Quan nói: “Chỗ chúng ta
thiếu người, qua hai ngày cuối tuần này, tôi quyết định sau.” Anh ta đột nhiên
hỏi: “Ông từng nuôi chó bao giờ chưa?”.
Chủ nhiệm Ngô ngạc nhiên tới mức thừ người ra, ông ta đáp: “Trước đây từng
nuôi”.
Thẩm Quan lại hỏi: “Mũi thính không?”.
Chủ nhiệm Ngô gật gù: “Không gì lọt qua được khứu giác của chó”.
Thẩm Quan nhíu mày, phất tay kêu ông ta ra ngoài.
Trời gần sáng, gió sớm thổi hây hây, rắc ánh vàng thưa thớt lên trung lộ Lý
Sơn. Mặt trời nhô lên cao dần phả hơi nóng xuống không gian bên dưới.
Diêu Ngạn ngủ ngon lành suốt một đêm. Khi cô tỉnh dậy, người cô đầm đìa mồ hôi
bị Tưởng Nã ôm chặt trong lòng. Cô lay Tưởng Nã, giục anh thức dậy.
Tưởng Nã ngơ ngác tỉnh giấc sờ trán của cô, lòng bàn tay dính đầy mồ hôi. Anh
hôn trán cô, cười nói: “Ngủ thoải mái hơn ghế sofa chứ? Em dọn đến chỗ anh luôn
đi!”.
Diêu Ngạn đẩy anh, cô đứng dậy đi vào nhà vệ sinh, nói với ra ngoài: “Gia đình
tôi thuê một căn nhà hai phòng ở đường Lý Tam”.
Tưởng Nã khẽ đáp một tiếng “ừm”, anh ôm lấy gối cùa Diêu Ngạn chợp mắt thêm một
chút.
Quần áo của Diêu Ngạn đều cháy hết, anh lấy vài bộ đồ trong tủ để vào túi xách
cho cô. Trở về Trung Tuyển, anh lại cố tình đi đường vòng, dẫn Diêu Ngạn đến
mấy tiệm quần áo mua đồ cho ông bà Diêu.
Chạy tới đường Lý Tam, Diêu Ngạn liền bắt anh dừng xe: “Tôi xuống ở đây, anh về
đi”.
Tưởng Nã cản cô lại hôn, còn kêu buổi tối đến đón cô. Diêu Ngạn nói: “Thôi,
ngày mai tôi với cô họ đến thăm ông bà nội, lúc đó tôi sẽ tìm anh”.
Tưởng Nã cáu kinh mở miệng: “Sao giống như ăn vụng vậy!”.
Diêu Ngạn chịu thua, hôn lên miệng anh một cái, anh mới hồ hởi để cô xuống xe.
Về tới nhà cô họ, Diêu Ngạn lập tức móc di động ra gọi lại vào số điện thoại
thuộc đã nằm lòng ngày hôm qua lần nữa nhưng không ngờ đối phương đã tắt máy.
Cô nghiền ngẫm mấy giây, dùng điện thoại gọi vào hòm thư điện tử, đánh bốn chữ:
Đưa bằng cách nào?, tìm được địa chỉ của Từ Anh, cô nhấn gửi đi.
Bà Diêu thức dậy sớm, thần sắc của bà tốt hơn mấy ngày trước rất nhiều, bà nhìn
ghế sofa đơn sơ, cất giọng xót xa: “Mẹ thấy tối hôm qua con ngủ ở nhà đồng
nghiệp, bệnh của con có vẻ khỏe nhanh hơn, ngủ trên ghế sofa chắc khó chịu
lắm!”.
Diêu Ngạn cười nói: “Bệnh cảm của con gần khỏi hẳn rồi, không liên quan đến
chuyện này”.
Cô nấu cháo cho bà Diêu, đợi cô họ thức dậy, ba người cùng đi chợ mua thức ăn.
Buổi trưa, ông Diêu và dượng ra ngoài chạy xe. Diêu Ngạn chuẩn bị nước và đồ ăn
cho họ, cô lại lấy di động ra, đăng nhập vào hòm thư điện tử nhưng không có thư
mới.
Bà Diêu nói: “Con đừng xin nghỉ nữa. Thứ Hai đi làm đi, con cứ xin nghỉ như
vậy, tiền lương bị trừ hết mất”.
Diêu Ngạn gật đầu nghe theo. Bà Diêu nói: “Lần này coi như chúng ta xui xẻo. Mẹ
mà bắt được thằng súc sinh phóng hỏa mẹ sẽ rút gân bẻ xương của nó!”.
Cô họ cũng căm giận phụ họa, rủa sả luôn mồm. Tiếc là sở cảnh sát vẫn im hơi
lặng tiếng, mãi mà không có tin tức. Hung thủ chỉ để lại một thùng xăng, không
tìm được người chứng kiến, khó kiếm ra tung tích kẻ châm lửa đốt nhà. Mặc dù
cảnh sát đã chú ý Hắc lão đại nhưng không có bằng chứng xác thực nào nhắm vào ông
ta.
Bà Diêu không biết chuyện của Hắc lão đại, chỉ coi như có kẻ điên làm chuyện
ác, bà bỗng hô to: “Lẽ nào là bác con? Họ hận ông bà ngoại con để lại nhà cho
mẹ!”.
Diêu Ngạn vội nói: “Mẹ đừng nghĩ ngợi linh tinh. Gia đình mình với bác bao
nhiêu năm không gặp nhau, không thể là họ đâu!”.
Bà Diêu gật đầu: “Cũng đúng, nói thế nào mẹ cũng là em ruột của bác con, hận
đến mấy cũng không đến mức châm lửa đốt nhà”.
Diêu Ngạn biết bà Diêu chưa vượt qua được cú sốc, cô chỉ thầm mong thời gian có
thể chữa trị tất cả.
Hôm nay đã là thứ Bảy, thời gian của cô cũng không còn nhiều. Đủ chuyện phải lo
nghĩ, cô không thể làm gì khác hơn là nói dốỉ, cô nhờ cô họ chăm sóc bà Diêu và
Diêu Yên Cẩn, chạy tới bến xe đi Nam Giang.
Sau khi Từ Anh xuất viện, bà bặt vô âm tín, điện thoại di động luôn luôn tắt
máy. Tin nhắn gửi từ số lạ, cũng không thấy hồi âm. Diêu Ngạn thấp thỏm, cầu
mong Từ Anh đừng gặp chuyện không may, cô cũng gửi tin nhắn nói cô đến lấy sổ
tiết kiệm ngay, hy vọng Từ Anh mau chóng liên lạc với cô.
Khi cô tới Nam Giang, trời cũng đã gần tối. Cô thở hổn hển đến nhà của Từ Anh,
bê trong vẫn y hệt lúc cô đến. Mười ngày ngắn ngủi, dường như cảnh còn mà người
đã mất.
Diêu Ngạn hít một hơi sâu, cô mở khóa vào phòng sách, kéo ngăn tủ bàn, lấy số
tiết kiệm ra khỏi hộp sắt, thận trọng cất vào túi xách, định đứng dậy rời đi
thì ánh mắt cô lướt qua ngăn kéo lần nữa, toàn thân cô hóa đá.
Bên cạnh hộp sắt trống trơn. Diêu Ngạn kéo ngăn tủ ra hết mức có thể, trong hộc
tủ chỉ có giấy và đồ vật linh tinh, không còn gì khác. Hộp trà đã biến mất.
Cô đứng bật dậy nhìn xung quanh, rồi đến cửa phòng sách, cúi người nhìn ổ khóa.
Đồ đạc bám bụi ngoài phòng khách không hề thay đổi, sọt rác ở nhà bếp vẫn còn
hai gói cafe. Cô đưa mắt khắp nơi cũng thấy căn nhà rộng một trăm mét vuông này
không giống như có người từng tới. Diêu Ngạn cúi đầu, ngơ ngác dựa cửa sổ phòng
bếp, móng tay cô bấm ngón tay đau nhói.
Di động của Tưởng Nã đổ chuông, anh lề mề nghe máy. Bên kia điện thoại nói:
“Anh Nã, chị dâu không có ở nhà. Buổi trưa em đi một chút rồi trở về đợi hơn
nửa tiếng đồng hồ thì mấy người phụ nữ trong nhà chị dâu đến sở cảnh sát nhưng
em không thấy chị ấy”.
Tưởng Nã co người gập chân trong chiếc xe con màu vàng, anh chà xát gương mặt,
điềm tĩnh nói với người ở đầu dây bên kia: “Được rồi, không sao. Chú tiếp tục
canh chừng ở đó, đừng để người lạ tới gần nhà họ”.
Sau khi gác máy, anh ngửa đầu nhìn lên chung cư cao cấp trước mặt. Bầu trời sẩm
tối ảm đạm không một gợn mây, khác hoàn toàn ánh bình minh tràn đầy sức sống.
Diêu Ngạn ngồi thừ người trên ghế sofa. Trời tối dần chỉ còn le lói vài tia
sáng xuyên qua cửa sổ chiếu đến ghế sofa, phủ lên tủ ti-vi.
Cô thở dài nặng nề, vén tóc buộc gọn gàng lại. Gương mặt cô nửa sáng nửa tối,
ánh sáng nhợt nhạt chỉ chiếu một bên mặt cô, hàng mi của cô run run, giây lát
lại dừng lại.
Diêu Ngạn đi tới cửa phòng sách nhìn ổ khóa lần nữa, rút chìa khóa cắm vào
trong, xoay một vòng trái phải, xác định ổ khóa vẫn hoàn hảo không hề hư hỏng.
Lễ Quốc Khánh, cô đến đây, để đề phòng, cô cố tình mang theo cả hai chiếc chìa
khóa cửa phòng sách. Từ Anh rời khỏi trung tâm cai nghiện, cô từng nghĩ Từ Anh
về nhà, bởi vậy cô xin Giám đốc nghỉ, định qua đây tìm hiểu. Ai ngờ nhà cô lại
bị cháy, trì hoãn việc này nhiều ngày.
Trong mười ngày, hộp trà tự dưng biến mất. Có người từng vào phòng sách, lại cố
tình tạo dựng hiện trường giống y ban đầu, mỗi thứ đều không xê dịch, mỗi ngõ
ngách đều không để lại dấu vết, nhưng lọ trà biến mất không thấy, cửa phòng
sách vẫn trong trạng thái khóa trái.
Từ Anh không trở về nhưng có người đã lấy hộp trà mang đi.
Diêu Ngạn đứng đó một lúc, nhổ một sợi tóc kẹt vào giữa khe cửa rồi khóa trái
lại.
Chuyến xe cuối từ thành phố Nam Giang đến thị trấn Sĩ Lâm còn gần một tiếng nữa
mới xuất phát. Diêu Ngạn bắt xe taxi, ngồi trên xe rồi mới gọi lại vào dãy số
lạ đó. Bên kia vẫn tắt máy, cô lại đăng nhập vào hòm thư điện tử, nói Từ Anh
biết sổ tiết kiệm đã ở trên tay cô.
Tài xế taxi không ngừng nói chuyện: “Sắp đổi ca rồi. Cô bé, cháu may mắn lắm
đấy, bình thường giờ này không bắt được xe đâu”.
Giờ cao điểm kẹt kín xe. Dân phòng và cảnh sát cùng nhau điều tiết giao thông.
Người qua đường nườm nượp khiến tình hình càng hỗn loạn. Trong lúc chờ đèn đỏ,
tài xế hăng hái nói về luật giao thông mới: “Bây giờ thi lái xe khó lắm. Mỗi
ngày đều phải lấy dấu vân tay, thi lý thuyết cũng khó hơn trước, người trượt
nhiều vô số, đâu có đơn giản như trước kia”. Ông ta nhìn Diêu Ngạn: “Cô bé,
cháu có bằng lái chưa? Nếu muốn thi, chú có thể giới thiệu cho cháu một trường
dạy lái xe tốt, cơ hội đỗ cũng cao hơn”.
Diêu Ngạn nghiêng đầu nhìn gương chiếu hậu chăm chú Xe cộ xếp hàng dài tít tắp,
vầng sáng đỏ rực xuyên thủng tầng mây dày đặc, nhuộm quốc lộ thành một màu vàng
chói mắt. Cô lịch sự đáp lời: “Cháu có bằng lái rồi. Cảm ơn chú”.
Tới thị trấn Sĩ Lâm, Diêu Ngạn lại đổi xe về Trung Tuyển Khi cô về đến nhà, em
họ đã ngủ. Cô họ hỏi cô ăn cơm chưa Diêu Ngạn nói đã ăn rồi.
Bà Diêu ngồi dựa ghế sofa, chầm chậm nhắm mắt, bà chau mày không biết đã ngủ
hay chưa. Cô họ nói nhỏ với Diêu Ngạn: “Buổi chiều, mọi người đến sở cảnh sát,
lại trở về ngõ nhà con một lần nữa. Ý của mấy người hàng xóm là muốn gia đình
con đền tiền, hai căn nhà bên cạnh gia đình con cháy đen. Tường của cả dãy nhà
đó cũng nứt, chân tường hình như hơi hơi nghiêng. Cô tìm thợ tới xem xét, nói
sửa một chút là được, còn họ nói phải phá đi xây lại thì quá đáng quá”. Bà nhìn
bà Diêu, lại nói nhỏ hơn: “Mẹ con nghe xong lại ngồi khóc cả buổi, mẹ con mới
vừa ngủ thôi, tạm thời cứ để mẹ con nghỉ ngơi”.
Diêu Ngạn gật đầu, thấp giọng hỏi: “Họ có nói đền bù bao nhiêu không cô?”.
Cô họ dùng tay ra hiệu, bà còn nói: “Cô hỏi rõ ràng rồi, loại án này để người
phóng hỏa bồi thường, không liên quan đến chúng ta”.
Nói thì nói vậy nhưng nếu không tìm được kẻ phóng hỏa, cũng phải có người gánh
trách nhiệm, trong lòng Diêu Ngạn ngổn ngang tâm sự.
Bà Diêu mơ màng tỉnh lại. Thấy Diêu Ngạn đã về, bà đứng lên đi về phòng ngủ
nhưng không nhắc đến chuyện về nhà chiều nay, bà vờ ra vẻ thoải mái: “Con mau
đi tắm rồi nghỉ ngơi. Mẹ ngủ đây chị con cũng ngủ say như chết rồi”.
Diêu Ngạn mỉm cười, đẩy bà Diêu về phòng ngủ, sau đó cô ngồi ở phòng khách chờ
dượng và ông Diêu về.
Tưởng Nã gọi điện thoại, Diêu Ngạn hạ thấp giọng nói nhỏ. Tưởng Nã hỏi: “Ngày
mai anh tới đón em nhé?”.
Diêu Ngạn im lặng giây lát rồi khẽ đồng ý. Hai người tâm sự một lúc, dượng và
ông Diêu về đến nhà, Diêu Ngạn vội vàng dập máy chạy vào bếp nấu đồ ăn khuya
cho họ, sau đó dọn dẹp sạch sẽ, cô mới đi tắm, rồi đi ngủ.
Ngày hôm sau, cô tỉnh dậy, chăn bị rơi xuống nền nhà. Chăn và đệm xốp trải trên
ghế sofa vừa nóng vừa hấp hơi. Diêu Ngạn lấy điện thoại vào hòm thư điện tử của
mình, rồi lại thất vọng thoát ra. Do dự giây lát, cô gọi cho bạn bè thời đại
học, năm sáu cuộc liên tục cũng không hỏi được một chút tin tức nào hữu dụng.
Cuộc sống từ trước đến nay của Từ Anh khá nhàm chán, có giờ dạy học thì bà ở
Nam Giang, không có giờ dạy thì bà ở Tuệ Viên Mỹ. Sau khi về hưu, bà cũng ít
qua lại với đồng nghiệp hai bên. Nghỉ đông và nghỉ hè bà thường đi du lịch nước
ngoài, nói muốn đặt chân lên mọi nơi trên trái đất nhưng bây giờ bà đã trốn mất
tăm.
Diêu Ngạn ngồi ôm gối trên ghế sofa, điều chỉnh dòng suy nghĩ của mình, có gắng
tháo gỡ nút thắt trong đầu.
Em họ rón rén mở cửa phòng ngủ chính, thấy Diêu Ngạn đã dậy, cô bé chạy tới,
gọi nhỏ: “Chị dậy sớm thế?” Nói đoạn, có lẽ sợ miệng mình có mùi, cô bé che lại
nói lúng búng: “Chị ngủ không được hả?”.
Diêu Ngạn mỉm cười: “Chị ngủ ngon lắm, em thì sao?”.
Cô bé chạy vào nhà vệ sinh: “Em buồn tiểu, mơ tới nhà vệ sinh, em biết ngay là
giả, muốn lừa em đái dầm đây mà. Hứ, còn lâu em mới bị lừa!” Trong nhà vệ sinh
vọng ra tiếng nước “róc rách”. Diêu Ngạn buồn cười, không biết liên tưởng tới
điều gì, cô bỗng rùng mình.
Em họ giải quyết xong nỗi buồn thì không trở về phòng, mà ra ngồi cùng Diêu
Ngạn, cô bé vừa an ủi chị vừa đưa ra giải pháp, còn nói muốn đưa tiền lì xì của
cô bé cho Diêu Ngạn. Một dòng nước ấm chảy vào tim Diêu Ngạn, cô xoa đầu cô bé,
buộc tóc cho cô bé.
Sau khi ăn trưa, ông Diêu và dượng ra ngoài chạy xe. Bà Diêu cũng đòi tranh thủ
thời gian đi mua lại khuôn đúc và vật liệu làm tượng. Tuy bán tượng tô không
kiếm được bao nhiêu tiền nhưng cả thị trấn Trung Tuyển cũng chỉ có gia đình họ
làm nghề này, ít nhiều gì cũng phụ giúp được một phần chi phí sinh hoạt trong
nhà.
Cô họ nói với vẻ vui mừng: “Mẹ con có việc làm thì không lo lắng linh tinh
nữa”. Bà ghé sát Diêu Ngạn nói nhỏ: “Một lát, cô đến sở cảnh sát, rồi tới ngõ
nhà con xem xét, mua đồ ăn cho hàng xóm nhà con. Con kêu mẹ con ở nhà đừng làm
gì hết, để đó cô làm cho”.
Diêu Ngạn gật đầu, cô cất giọng ngập ngừng: “Có thể tối nay con qua nhà đồng
nghiệp”.
Cô họ biết để một cô gái lớn ngủ ngoài phòng khách cũng không tiện, chỗ lại nhỏ
làm sao ngủ ngon. Cô họ nói: “Vậy cũng hay, để mẹ con thấy con ngủ ngoài phòng
khách lại đau lòng. Cố thêm vài ngày nữa là dọn đến nhà mới được rồi. Con mang
đồ theo để thay, ngày mai đi thẳng đến nhà máy làm luôn. Ở nhà có cô trông nom,
con yên tâm!”.
Bà dẫn em họ ra ngoài, bà Diêu cũng xốc lại tinh thần, đi mua cá về rồi bảo
Diêu Ngạn: “Con nấu một nồi canh, chúng ta mang đến cho Tiểu Hứa”.
Hứa Châu Vi là ân nhân cứu mạng của nhà họ Diêu, anh ta bất chấp nguy hiểm cứu
bà Diêu và Diêu Yên Cẩn ra khỏi đám cháy. Anh ta còn nằm viện, không biết bệnh
tình ra sao. Mấy ngày qua, bà Diêu ngơ ngơ ngác ngác, bây giờ mới nhớ tới, muốn
đến bệnh viện thăm anh ta. Bà nói: “Tuy cậu ta là lưu manh nhưng con cũng không
tệ. Trước đây ba và cô con nằm viện, bên họ cũng không xấu, bồi thường đầy đủ,
thuê hộ lý riêng, giờ lại còn cứu chúng ta”.
Diêu Ngạn giết cá, bà Diêu nói tiếp: “Mẹ tận mắt chứng kiến cậu ta xông vào đám
cháy, nhất định là tìm xem bên trong có người mắc kẹt hay không, không ngờ cậu
ta lại rất tốt bụng.” Nói đoạn, bà giả vờ hỏi dò: “Mà con nói xem, nửa đêm cậu
ta đến ngõ nhà mình làm gì? Đúng là kỳ lạ, lẽ nào tới hẹn hò?”.
Diêu Ngạn thái mỏng gừng, cô nói: “Có trời mới biết. Những người như họ nói
không chừng trốn trong xó xỉnh làm chuyện xấu. Chúng ta đừng tiếp xúc gần gũi
với họ, trả ơn thì trả ơn nhưng cũng đừng giao du sâu quá”.
Bà Diêu thở phào, bất giác mỉm cười.
Hứa Châu Vi ở bệnh viện nhàm chán đến mức người sắp mốc meo hết cả. Mấy người
anh em đang ngồi đánh bài cùng anh ta nhưng thời gian vẫn trôi qua vô cùng chậm
chạp.
“Không ai ngờ anh Nã lại dắt chó nghiệp vụ đi tìm chị dâu. Chậc chậc, rõ là
nâng như nâng trứng, hứng như hoa!”.
Hứa Châu Vi đánh một đôi, anh ta sờ cằm, nhìn bài chằm chằm: “Bởi vậy mấy chú
lo mà trông chừng gia đình của Diêu Ngạn, đừng để xảy ra chuyện!”. Anh ta chỉ
chỉ vết thương trên cánh tay. “Để xảy ra chuyện không chỉ có lỗi với anh Nã, mà
còn có tội với người anh hùng đã bất chấp cả tính mạng như anh!”.
Mấy anh em cười ầm lên: “Ối giời, lại còn anh hùng. Sao anh không bảo mình ngồi
ị bắt trúng lửa, chưa chùi mông đã xông vào đám cháy!”.
Hứa Châu Vi cộc cằn đập bài lên đầu anh ta. Định mở miệng mắng thì thấy Diêu
Ngạn cầm bình giữ nhiệt đứng ngoài cửa phòng bệnh. Cô ăn mặc hệt như ngày xảy
ra hỏa hoạn nhưng tóc đã buộc gọn gàng, vẻ mệt mỏi cũng không còn.
Hứa Châu Vi cười ngoác miệng: “Ôi, chẳng lẽ mang tới cho tôi ăn?” Anh ta thẳng
tay vứt bài xuống, bổ nhào đến đón lấy bình giữ nhiệt.
Bà Diêu cảm ơn rối rít, bà rót canh giúp anh ta, cười nói tíu tít: “Tôi kêu
Diêu Ngạn nấu, nó nấu ăn rất ngon. Từ bữa đến giờ chưa kịp cảm ơn cậu, tôi áy
náy lắm”.
Hứa Châu Vi xua tay: “Việc nhỏ mà cô. Giúp người là niềm vui của cháu. Hồi còn
bé, cháu thường dẫn cụ già qua đường nhặt được tiền thì nộp lại cho cảnh sát,
nhưng có ai cảm ơn cháu đâu! Đúng là cứu mọi người đáng giá hơn!”.
Thấy anh ta nói chuyện hài hước, bà Diêu tươi cười rạng rỡ.
Từ ngoài hành lang, Tưởng Nã đã nghe giọng nói oang oang của Hứa Châu Vi. Anh
bước vào gặp Diêu Ngạn, lập tức tiến lại gần cô. Hứa Châu Vi reo lên: “Anh
Nã!”.
Bà Diêu quay lại nhìn, bà cũng gọi theo “Anh Nã”. Tưởng Nã ngẩn người, nhưng
không kìm chế được bản thân đưa mắt lướt nhanh qua Diêu Ngạn, anh ngượng ngùng
gật đầu. Nghe Hứa Châu Vi khen Diêu Ngạn nấu canh ngon, anh thẳng tay lấy bình
giữ nhiệt rót cho mình uống. Canh cô nấu rất ngon, trông anh tự nhiên như lẽ
thường tình, chẳng hề biết khách sáo là gì.
Rời bệnh viện, Diêu Ngạn và bà Diêu đến chợ mua thịt tươi. Cô vừa vào đến nhà
thì điện thoại di động đổ chuông.
Tưởng Nã trong điện thoại nói: “Chờ ở ngã tư hay cửa nhà em?”.
Diêu Ngạn che điện thoại di động nói nhỏ: “Ngã tư đi”.
Tưởng Nã nói: “Ờ, vậy em mau ra đi, anh ở ngã tư rồi”.
Diêu Ngạn khựng lại, kêu Tường Nã đợi cô. Cô làm sạch thịt giúp bà Diêu rồi mới
đi ra.
Diêu Ngạn ngồi vào xe Jeep, cô mệt nhoài người, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Mới vừa nãy mặt mày cô còn tươi tỉnh, chớp mắt đã tái nhợt, anh không khỏi lo
lắng: “Em sao vậy? Cảm nặng hơn à?”.
Diêu Ngạn lắc đầu, cô cất giọng uể oải: “Không có, là vì chuyện khác.” Cô không
giải thích với anh.
Xe chạy tới công ty vận chuyển hàng hóa, Tưởng Nã hăng hái xuống bếp. Anh biết
Diêu Ngạn thích ăn thanh đạm nên cố tình mua rau xanh, chuẩn bị trổ tài bếp
núc.
Nhìn anh khua khua chiếc muôi khá chuyên nghiệp, Diêu Ngạn không định nhúng tay
vào, cô ra khỏi bếp, bước đến bên ngoài tòa nhà văn phòng.
Cô đến công ty vận chuyển hàng hóa đã nhiều lần nhưng chỉ quanh quẩn trong tòa nhà
văn phòng nên cảm thấy chưa quen với cảnh vật xung quanh.
Đá vụn trải đầy trên đường khiến mặt đường trở nên gồ ghề, gió thổi cuốn tung
bụi bặm bám trong các ngóc ngách. Xe tải đậu ngổn ngang ở bãi đất trống. Lâu
lâu có xe tải chạy vào bãi đậu, tài xế nhảy xuống chào Diêu Ngạn. Diêu Ngạn mỉm
cười chào lại.
Diêu Ngạn ăn chút ít đồ ăn rồi buông đũa, Tưởng Nã nhíu mày: “Không hợp khẩu vị
của em?”.
Diêu Ngạn lắc đầu, cô nở nụ cười: “Chắc cơm ăn hồi trưa chưa tiêu hóa hết. Anh
ăn nhiều vào”.
Tưởng Nã gắp rau cho vào miệng, xác định mình nấu nướng không tệ đến mức không
nuốt nổi, anh lại bắt Diêu Ngạn ăn thêm nửa bát cơm.